Giai thoại Phan_Thúc_Trực

Vịnh cháy nhà thờ họ

Thuở còn thiếu niên, do gia đình nghèo, ông phải vừa học vừa làm. Một hôm đang gặt ngoài đồng thì nhà thờ họ Phan Thúc cháy, trống ngũ liên nổi lên, mọi người thì lo dập lửa, riêng ông thì ngồi làm thơ. Bài thơ đó như sau:

Phụng thờ hương khói bấy nhiêu đông,Một phút làm nên rạng tổ tông.Trống đánh vang lừng miền ấp Lý,Tàn bay phấp phới cõi Tây Đông.Kẻ xa, người ngái nhô đầu lạiXóm dưới làng trên ngoảnh mặt trông.Vận hội khi may đen hoá đỏ,Làm trai như thế sướng hay không?

Bài thơ vịnh cảnh cháy nhà thờ họ nhưng cũng có ẩn ý tả cảnh vinh quy bái tổ của học trò thì đỗ. Nó còn toát lên khẩu khí một con người tài ba, nỗ lực làm nên sự nghiệp trong tương lai. Quả thực, dù gia cảnh khó khăn, thi cử lận đận, cuối cùng ông cũng đỗ đầu với danh hiệu Đình nguyên Thám hoa.

Đối câu với con gái Nguyệt Viên

Thời ông dạy học ở làng Nguyệt Viên, tổng Từ Minh, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Làng này có tục các cô gái vừa kéo vải vừa hát đối đáp với các chàng trai trong đêm. Đôi khi có cả những nhà nho gà cho các bên hát. Một hôm gặp ông đồ xứ Nghệ, các cô bèn ra một vế đối để thử tài:

Gái Nguyệt Viên vừa độ trăng tròn,Ai muốn lấy mười lăm quan chẵn.

Đây là một vế đối rất hóc hiểm. Nguyệt Viên là tên làng nhưng cũng có nghĩa là trăng tròn, trăng lại tròn vào hôm rằm tức mười lăm. Ông liền đối:

Trai Vân Tụ đông như mây nhóm…

Về đầu đồi rất chỉnh, vì Vân Tụ là quê ông sánh với Nguyệt Viên, và còn có nghĩa là mây nhóm. Nhưng đến vế sau "Ai muốn lấy mười lăm quan chẵn" thì ông bế tắc, đành chữa thẹn: "Mười lăm quan đắt quá, không lấy nữa".

Từ ấy, ông tự thấy sở học mình còn kém, nên lại về quê tiếp tục học nữa. Nhờ đó về sau lừng danh Đình nguyên Thám hoa Phan Thúc Trực.

Quan Thám Mười

Phan Thúc Trực thi đỗ liên tiếp mười khoa thi, nhưng đều chỉ dừng ở bậc Tú tài. Mặc dù vậy, đỗ Tú tài 10 khoa liên tiếp như vậy là điều chưa xảy ra trong lịch sử khoa bảng. Vì thế văn thân huyện Yên Thành tặng ông đôi câu đối:

Nhất cử thành danh thiên hạ hữuThập khoa liên trúng thế gian vô

Tạm dịch

Một khoa thành danh thiên hạ cóMười khoa đỗ liền thế gian không

Ông còn được vua Thiệu Trị ban cho tấm biển có ba chữ đề "Khôi đa sĩ". Ba chữ này lấy trong sách Tam tự kinh "Ðối đại đình, khôi đa sĩ", hàm ý nói ông vào chốn đại đình được đỗ đầu, áp đảo nhiều thân sĩ trong nước.